HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 PHA TOÀN PHÁT

Xin chân thành cảm ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm Động cơ điện 1 pha không đồng bộ roto lồng sóc của Công ty TNHH Cơ khí Toàn Phát.

Trước khi đưa Động cơ vào vận hành, Quý khách hàng cần đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng này và xem xét kỹ các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn động cơ.

1. Lắp đặt động cơ điện:

  • Môi trường xung quanh.
  • Đảm bảo động cơ được lắp đặt nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ảnh hưởng của hơi nước, hóa chất làm giảm độ bền của động cơ ( trừ những động cơ được chế tạo đặc biệt có ký hiệu mã riêng.)
  • Đảm bảo đường thông gió làm mát của động cơ không được có vật cản.

2. Lắp ghép.

a. Lắp ghép bằng khớp nối.

- Khớp nối được lắp vào trục bằng phương pháp gia nhiệt hoặc đóng trực tiếp vào đầu trục. Lưu ý khi đóng khớp nối vào trục phải có biện pháp chống đầu trục phía sau động cơ tránh làm hỏng vòng bi và các thiết bị khác.

- Đảm bảo độ đồng tâm giữa 2 trục.

- Góc tạo bởi khớp nối bên động cơ và khớp nối bên tải bằng 0.

- Hệ thống sau khi lắp ghép hoàn thiện phải quay khớp nối nhẹ nhàng, nếu lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng gãy trục.

b. Lắp ghép bằng puly và dây đai.

- Puly  được lắp vào trục bằng phương pháp gia nhiệt hoặc đóng trực tiếp vào đầu trục. Lưu ý khi đóng puly vào trục phải có biện pháp chống đầu trục phía sau động cơ tránh làm hỏng vòng bi và các thiết bị khác.

- Khi tiến hành lắp đặt phải đảm bảo độ song song giữa 2 trục ( trục động cơ và trục máy công tác). Dây đai không được quá căng để tránh lực ghì đầu trục, ảnh hưởng xấu đến ổ bi.

- Lắp ráp đúng sẽ tạo nên sự phân bố đồng đều của độ căng dây đai ngang qua chiều ngang của puly và trục.

- Puly khi lắp ghép phải luôn áp sát vào vai trục và được cố định chặt trên trục.

- Theo nguyên tắc thông thường, điểm chịu lực chính giữa ở puly phải nằm ở điểm chính giữa của đầu trục.

II. Kiểm tra trước khi vận hành.

- Sau khi lắp đặt xong động cơ điện 1 pha cần phải kiểm tra theo các nội dung sau đây rồi mới đưa vào vận hành.

1. Kiểm tra phần cơ khí.

  • Các mối ghép phải đảm bảo chắc chắn, đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Đảm bảo trục động cơ có thể quay tự do trước quá trình khởi động ban đầu.
  • Quay trục động cơ ít nhất một vòng đảm bảo không bị va chạm giữa phần quay và phần tĩnh.
  • Các bu lông, đai ốc trên động cơ và máy công tác phải được được xiết chặt, đảm bảo tốt, bắt chặt 04 bu lông chân đế hoặc mặt bích vào giá đỡ hoặc hoặc thiết bị công tác.
  • Đảm bảo không có chi tiết nào bị lung lay có thể bị hút văng bởi quạt làm mát trên động cơ.

2. Kiểm tra phần điện.

  • Đảm bảo rằng tất cả các kết nối điện chắc chắn và liên tục.
  • Kiểm tra hoạt động của thiết bị bảo vệ quá tải, tất cả các thiết bị đóng cắt, cầu chì hoặc các thiết bị bảo vệ động cơ đi kèm đảm bảo hoạt động tốt đối với các đặc tính khi khởi động.
  • Đảm bảo điện áp cung cấp và tần số phù hợp với những thông số ghi trên nhãn mác của động cơ.
  • Kiểm tra sơ đồ kết nối trên hộp cực của động cơ và đảm bảo rằng các dây kết nối chính của động cơ được kết nối chắc chắn, không được chạm mát, chạm nhau.
  • Vỏ của động cơ điện phải được nối tiếp địa qua bu lông tiếp địa gắn trên
  • Mở nắp hộp cực của động cơ, sau đó dùng Megaom 500V để kiểm tra điện trở cách điện Pha – Pha và Pha – Vỏ. Điện trở cách điện phải đạt giá trị sau: Rcđ Pha – Vỏ ≥ 10MΩ
  • Nếu điện trở cách điện không đạt theo trị số trên thì phải sấy lại bộ dây Stato tới khi nào đạt gia trị Rcđ mới cho kết nối điện để vận hành.
  • Dây đấu vào động cơ phải đảm bảo độ cách điện và tiết diện không nhỏ hơn giá trị cho trong bảng sau:

Stt

Công suất động cơ

Tiết diện cáp nguồn của mỗi pha

1

0.18kW-0.37 kW – 220V

≥ 1.0

2

0.55kW – 0.75kW– 220V

≥ 2.5

3

1.1kW-1.5kW – 220V

≥ 3.0

4

2.2 kW-3.0kW – 220V

≥ 6.0

5

3.5kW – 220V

≥ 10

Sơ đồ đấu điện động cơ không đồng bộ 1 pha roto lồng sóc:

III. Vận hành.

  • Trước khi chạy máy, đảm bảo nắp hộp cực của động cơ đã đóng lại và đảm bảo an toàn tiến hành dọn dẹp các vật dụng, dụng cụ phục vụ quá trình lắp động cơ.
  • Đảm bảo vỏ động cơ đã được nối tiếp địa.
  • Đảm bảo tải được áp dụng phải nằm trong đặc điểm kỹ thuật của động cơ.
  • Đảm bảo môi trường làm việc của động cơ khô ráo, thoáng mát, tránh sự xâm nhập của nước, dầu và các dung dịch khác vào động cơ.

Sau quá trình khởi động, động cơ chạy êm, không rung lắc, không có tiếng kêu lạ thì động cơ có thể làm việc tốt. Nếu trong quá trình này xảy ra một trong các hiện tượng nêu trên thì phải dừng máy kiểm tra lại phần lắp ghép cơ khí và phần điện. Trong suốt quá trình làm việc của động cơ người vận hành phải luôn quan sát trạng thái làm việc của động cơ tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Lưu ý: Nếu động cơ khởi động lại lần đầu tiên trong thời gian dài ngừng làm việc hoặc động cơ để trong môi trường không được che chắn thì phải kiểm tra lại điện trở cách điện của pha – vỏ. Khi đo điện trở cách điện tất cả các dây cáp, các ống nối…, phải được ngắt điện, bề ngoài của máy nên vệ sinh cẩn thận.

IV. Bảo quản, bảo dưỡng động cơ:

1. Bảo quản:

Sau một thời gian vận hành hoặc động cơ dừng làm việc trong thời gian dài. Động cơ cần phải được bảo quản theo phương pháp dưới đây.

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ bên ngoài động cơ tránh bụi bẩn bám bên ngoài động cơ gây gỉ sét làm mất thẩm mỹ của động cơ.
  • Bảo quản động cơ nơi khô ráo, tránh các ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài như mưa, môi trường ẩm thấp để hạn chế sự suy giảm độ cách điện của bộ dây Stato.

2. Bảo dưỡng:

  • Bôi trơn bạc đạn.
  • Sau khi chạy được chừng 3 giờ thì phải kiểm tra lại nhiệt độ ổ bi. Nhiệt độ làm việc của ổ bi và việc bổ sung mỡ phải theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất ổ bi. Sau 4000 giờ làm việc phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay mỡ, lượng mỡ từ 1/3 đến 1/2  khoang trống ổ bi.
  • Lịch bảo trì cho động cơ điện.
Mô tả công việc Nội dung công việc Tần suất bảo trì
Kiểm tra tổng thể Soát xét lại thiết bị đang hoạt động và hệ thống an toàn.

Hàng tuần

Kiểm tra bạc đạn và dây đai truyền động. Kiểm tra sức bền, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết. Hàng tuần
Kiểm tra các chi tiết liên quan của động cơ Kiểm tra ngoại quan các chi tiết như: cao su ở khớp nối, bu lông, đai ốc trên động cơ hoặc lắng nghe những tiếng kêu lạ, vì chúng có thể là dấu hiệu lỗi. Hàng tuần
Đặc tính của động cơ Kiểm tra các thông số của động cơ như nhiệt độ, độ rung và so sánh với giá trị ban đầu của động cơ. Hàng tháng ( nếu cần thiết kiểm tra hàng tuần)
Vệ sinh động cơ và khu vực động cơ hoạt động. Vệ sinh động cơ, và khu vực động cơ hoạt động để việc làm mát của động cơ hoạt động hiệu quả. Hàng tháng
Kiểm tra vòng bi Đảm bảo vòng bi được bôi trơn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Dựa theo số giờ chạy
Kiểm tra độ siết chặt bên trong hộp cực Kiểm tra và vặn chặt lại các đầu nối điện. Hàng tháng
Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận