Thông tin cần biết khi sử dụng sản phẩm động cơ điện Toàn Phát

  Motor điện, động cơ điện là gì?

Motor điện là máy điện quay biến điện năng thành cơ năng.

 Động cơ điện được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ các thiết bị nhỏ bé như đầu đĩa, ổ cứng máy tính đến các dụng cụ chuyên nghiệp như máy bơm nước, máy khoan,.. đến các phương tiện vận tải lớn như đầu máy xe lửa,...1.    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  • Cấu tạo

         Motor có cấu tạo chung gồm phần tĩnh (stato) và phần động (rotor).

a. Phần tĩnh (Stato): Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Lõi thép là bộ phận dẫn từ của máy, được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện mỏng có độ dày 0,5mm được dập rãnh để đặt dây quấn. Các lá thép này được phủ lớp cách điện trước khi được ghép nối với nhau.

  • Dây quấn được làm từ dây điện từ bằng đồng M1.
  • Bên ngoài stato là vỏ máy thường được làm từ gang hoặc nhôm chắc chắn. Hai đầu stato có 2 nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có bạc đạn dùng để đỡ trục quay rotor.

b. Phần quay (rotor): Gồm lõi thép, thanh dẫn và trục máy. Lõi thép làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dập rãnh để đặt thanh dẫn bằng nhôm hoặc đồng.

  • Lõi thép được ghép chặt với trục quay và đặt trên 2 bạc đạn.
  • Có 2 loại rotor là loại dây quấn và lồng sóc. Trong đó rotor dây quấn cấu tạo giống như stato (ưu điểm là moment khởi động lớn nhưng có kết cấu phức tạp và giá thành cao). Còn Rotor lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của rotor, tạo thành các thanh dẫn nhôm và nối ngắn mạch ở 2 đầu, có đúc thêm cánh quạt để làm mát bên trong khi rotor quay.
  • Nguyên lý hoạt động

Động cơ điện không đồng bộ xoay chiều vận hành theo nguyên tắc từ trường quay bằng dòng điện xoay chiều nhiều pha. Khi vận hành, stato của động cơ được cấp một dòng điện xoay chiều. Dòng điện đi qua dây quấn stato tạo ra từ trường quay.

Trong quá trình quay, từ tường sẽ quét qua các thanh dẫn của rotor, làm xuất hiện sức điện động cảm ứng, tạo ra dòng điện cảm ứng trong các thanh dẫn. Các thanh dẫn có dòng điện nằm trong từ trường nên sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ. Các lực này sẽ tạo ra moment với trục rotor khiến nó quay theo chiều của từ trường.

2.    Phân loại motor điện

         Motor điện được chia làm hai loại chính là motor xoay chiều và moror một chiều.

         Riêng dòng motor xoay chiều, dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta lại có thể phân chia thành các loại động cơ riêng biệt. Dựa trên sơ đồ nối điện có motor 3 pha và động cơ 1 pha. Theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

a. Động cơ điện 1 pha

  • Đây là loại động cơ dây quấn stato gồm có cuộn dây chính và cuộn dây phụ. Cuộn dây chính được nối trực tiếp với nguồn điện 1 pha, cuộn dây phụ nối nối tiếp với tụ điện trước khi nối vào nguồn điện 1 pha. Cuộn dây phụ và tụ điện có tác dụng tạo ra từ trường lệch pha làm quay roto.
  • Cấu tạo của động cơ 1 pha gồm bộ phận cố định và bộ phận quay.
  • Ứng dụng trong các đồ điện của gia đình như: quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh,..

b.Động cơ điện 3 pha

  • Đây là máy điện không đồng bộ sử dụng dòng điện 3 xoay chiều 3 pha. Đây cũng là động cơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi tính ứng dụng cao của nó.

Dựa trên kích thước kết cấu động cơ, người ta đã phân ra 3 loại động cơ 3 pha nổi bật nhất gồm:

  • Động cơ điện loại lớn: chiều cao tâm trục  > 630 mm, đường kính ngoài lõi thép Stato >900mm.
  • Động cơ điện loại vừa: chiều cao trung tâm dao động từ 355 ÷ 600mm, đường kính ngoài lõi thép Stato 560÷900mm.
  • Động cơ điện loại nhỏ: chiều cao trung tâm là 63÷315mm, đường kính ngoài lõi thép 110÷600mm.

         Ngoài 2 loại động cơ phổ biến trên, thì bạn có thể tìm hiểu về các loại động cơ khác như động cơ bước, động cơ rung, động cơ tuyến tính,....

3.  Chọn mua motor điện cần lưu ý những điều gì?

         Để lựa chọn được motor điện chuẩn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, bạn cần nắm rõ được các thông số cơ bản của motor điện.

  • Thứ nhất là Công suất, tốc độ, điện áp, tần số.
  • Thứ hai là kích thước lắp đặt, chế độ làm việc, dạng tải .
  • Môi trường làm việc, cấp bảo vệ.

         Đối với motor vận hành trong môi trường dễ cháy nổ thì bạn nên sử dụng toàn bộ là động cơ điện phòng chống cháy nổ để không gây nên những sự việc đáng tiếc.

4. Những lưu ý khi sử dụng motor điện

         Để đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người sử dụng thì điều quan trọng nhất khi sử dụng motor chính là an toàn điện. Đối với motor 3 pha bạn cần chú ý đến tủ điện, rơ le mất pha, rơ le nhiệt, aptomat phù hợp với dòng điện làm việc của động cơ.

Thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng động cơ điện để thiết bị của bạn hoạt động ổn định và lâu dài.

Nên lắp đặt dư tải đối với động cơ 3 pha không đồng bộ để nâng cao tuổi thọ của motor cũng như gia tăng hiệu suất làm việc (thường chọn tải từ 70÷90% công suất động cơ)

5. Lỗi gây cháy motor - động cơ điện thường gặp

  •    Động cơ bị cháy do quá tải.

         Hiện tượng quá tải của động cơ xảy ra khi người dùng chọn mua động cơ điện công suất thấp trong khi tải thực tế lại quá lớn. VD khi mua động cơ 5.5kW nhưng khi dùng cho việc đòi hỏi động cơ lên tới 7.5kW dòng điện tải tăng cao vượt quá sức chịu đựng của dây quấn gây cháy động cơ.

Một số hiện tượng quá tải motor như: máy xay thịt bị xay quá nhiều thịt, máy ép nhựa bị ép quá nhiều nhựa trong 1 khoảng thời gian ngắn, motor làm quạt, cánh quạt bị mắc vào vật gì đó gây sức nặng lớn, sinh ra quá tải…

         Một số hiện tượng khác rất hiếm khi xảy ra là điện 380V bị yếu, hoặc dây dẫn điện từ nguồn vào motor quá nhỏ so với yêu cầu, lượng điện vào motor không đủ để chạy hết công suất, VD motor 4 kW nay lượng điện vào ít chỉ chạy được khoảng 3.6 kW, đây cũng là 1 dạng quá tải.

  • Động cơ bị mất pha (Phase loss, Phase Failure, Phase missing)

         Nguyên nhân thường do sự tiếp xúc giữa các tiếp điểm của thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho động cơ 3 pha dẫn đến gây mất pha.

  • Motor hỏng do làm việc trong môi trường quá nóng.

         Nhiệt độ môi trường làm việc quá cao sẽ làm sản phẩm nhanh hỏng.

  • Các nguyên nhân khác:
  • Do ngập nước làm động cơ bị ngấm nước, bị cháy do hỏa hoạn                                                                                       
  • Do quá trình sử dụng lắp đặt, vận hành làm rơi vỡ, hư hỏng các chi tiết của động cơ.              
  • Do động cơ chạy với biến tần làm việc ở tần số thấp không có quạt làm mát cưỡng bức bên ngoài dẫn đến quá nhiệt.
  • Động cơ để khoảng cách xa so với biến tần ( >10m) dẫn đến quá điện áp trên động cơ dẫn đến hỏng cách điện động cơ.

6. Địa chỉ mua motor điện chính hãng, đảm bảo chất lượng.

         Động cơ điện là bộ phận quan trọng của máy móc vì vậy việc lựa chọn mua đúng motor chính hãng sẽ giúp máy móc vận hành tốt, nâng cao tuổi thọ của máy. Hãy truy cập website toanphat.com.vn hoặc gọi hotline: 0944665522 để được tư vấn mua động cơ đúng chất lượng với giá cả phải chăng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Bình luận
Gửi bình luận
    Bình luận